Phóng tác Người_đàn_bà_ngoại_tình_(Tân_Ước)

Đoạn văn này thường được dùng trong các phóng tác phim về các Tin Mừng. Nhiều danh họa đã minh họa cho câu chuyện này, trong số đó có Giovanni Francesco Barbieri (Guercino), Pieter Bruegel il Vecchio, Antoine Caron, Lucas Cranach the Elder, Nicolas Poussin, Jacopo Tintoretto,...

Đây cũng là nội dung của bài hát Chuyện người đàn bà 2000 năm trước của Song Ngọc, trong đó có những câu sau:

"...Nhìn người đàn bà đang chịu tội chếtĐống đá ngổn ngang. Chờ ai?Chờ tay người ném chết một người không hận thù.Người ơi, vì đâu đọa đày nhau ?!"Ai... người vô tội ? Ai... người không tội ?Hãy mạnh tay ném đá, ném đá, ném trước đi, còn đợi gì ?Ai... người vẹn toàn ? Ai... người trong sạch ?Còn chờ chi ? Ném chết ném chết, ném chết tội đồ nhân gian...!Chuyện người đàn bà 2000 năm trướcSách cổ đã ghi: đống đá còn nguyên...."

Nhạc sĩ Song Ngọc đã khéo léo dùng những chữ tương phản như "Thế giới hiền lương / ánh mắt cuồng căm" và đặt câu hỏi, có phải vì người đời giả dối, sợ phải đối mặt với tòa án lương tri với tội của chính mình nên đã lẵng lặng bỏ đi: "Vì người vô tội hay đời giả dối ? Thế giới giả nhân ? Chào thua ! Người ơi, Tình ơi ! Ai tội đồ ? Ai tỉnh ngộ ?...". Nhưng dù sao thì "cũng vậy thôi", và câu chuyện vẫn có kết thúc tốt đẹp và câu hỏi dành riêng cho lương tâm mỗi người.